Các dạng sông băng Sông_băng

Cửa sông băng Schlatenkees gần Innergschlöß, Áo

Các sông băng được phân loại bởi hình thái, đặc điểm nhiệt độ, và hoạt động của chúng. Sông băng vùng núi, hay còn được gọi là sông băng đài vòng, hình thành trên các chỏm và sườn núi. Sông băng vùng núi mà lấp đầy một thung lũng đôi khi cũng được gọi là sông băng thung lũng. Một khối lớn băng từ sông băng trải dài cả một ngọn núi, dãy núi, hay núi lửa thì được gọi là chỏm băng hay đồng băng.[3] Theo định nghĩa, các chỏm băng có diện tích nhỏ hơn 50000 km vuông (20000 dặm vuông).

Các khối sông băng có diện tích lớn hơn 50000 km vuông được gọi là mảng băng, hay sông băng lục địa.[4] Với độ sâu vài km, chúng che đi địa hình nằm bên dưới. Chỉ có các đỉnh núi (nunatak) là nhô ra khỏi bề mặt băng. Các mảng băng duy nhất hiện còn tồn tại là hai mảng băng bao phủ Nam CựcGreenland. Chúng có chứa lượng nước ngọt rất lớn, đủ để mà nếu như cả hai mảng băng này tan ra hết, mực nước biển toàn cầu sẽ dâng lên đến 70 m.[5] Những phần của mảng băng hay chỏm băng mà kéo dài ra mặt nước thì được gọi là thềm băng; chúng thường có xu hướng mỏng, độ dốc hạn chế và vận tốc giảm hẳn.[6] Các vùng hẹp và di chuyển nhanh của một mảng băng được gọi là suối băng (ice stream).[7][8]Nam cực, nhiều suối băng chảy thẳng ra các thềm băng. Một số chảy trực tiếp ra biển, thường là với một lưỡi băng (ice tongue), như sông băng Mertz

Du thuyền ngắm cảnh trước một sông băng thủy triều, vườn quốc gia Kennai Fjords, Alaska

Sông băng thủy triều là những sông băng mà kết thúc ngoài biển, bao gồm hầu hết các sông băng chảy từ Greenland, Nam cực, đảo Baffinđảo EllesmereCanada, Đông Nam Alaska, phía Bắc và phía Nam đồng băng Patagonian. Khi băng ra đến biển, các mảnh băng vỡ ra, tạo thành các tảng băng trôi. Hầu hết sông băng thủy triều vỡ ra ở trên mực nước biển, thường gây ra những chấn động dữ dội khi băng trôi rơi xuống nước. Sông băng thủy triều trải qua những chu kỳ tiến và lùi hàng thế kỷ mà ít bị ảnh hưởng hơn hẳn bởi sự thay đổi khí hậu so với các dạng sông băng khác.

Về mặt nhiệt độ, sông băng ôn đới luôn ở nhiệt độ nóng chảy cả năm, từ bề mặt đến đáy. Băng ở sông băng vùng cực luôn ở dưới nhiệt độ đóng băng từ bề mặt đến đáy, dù rằng tại bề mặt thì các đụn tuyết có thể bị tan chảy theo mùa. Sông băng cận vùng cực bao gồm cả băng vùng cực và vùng ôn đới, tùy thuộc vào độ sâu bên dưới bề mặt và vị trí dọc theo chiều dài sông băng. Theo một cách tương tự, trạng thái nhiệt độ của một sông băng thường được mô tả chỉ bởi nhiệt độ tại đáy của nó. Sông băng nền lạnh thì mặt phân giới giữa băng và mặt đất thường ở dưới nhiệt độ đóng băng, và do đó nó bị đóng băng đến phần nền đất nằm bên dưới. Còn sông băng nền ấm thì tại mặt phân giới, nhiệt độ thường trên hoặc bằng với nhiệt độ đóng băng, và nó có thể trượt tại tiếp điểm này.[9] Sự trái ngược này được cho là một mức độ đặc biệt nhằm chi phối khả năng làm xói mòn nền đất một cách hiệu quả của sông băng, vì khi trượt đi, băng sẽ thúc đẩy quá trình kéo phần đất đá ra khỏi bề mặt bên dưới.[10] Những sông băng nào mà có một phần là nền lạnh, một phần là nền ấm thì được gọi là sông băng đa nhiệt.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sông_băng http://www.ga.gov.au/education/facts/landforms/aus... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F007772.php http://www.grid.unep.ch/activities/global_change/s... http://amsglossary.allenpress.com/glossary/search?... http://www.beringia.com/centre_info/exhibit.html http://www.britannica.com/EBchecked/topic/234619 http://geology.com/press-release/hawiian-glaciers/ http://www.marstoday.com/news/viewpr.html?pid=1805... http://link.springer.com/referenceworkentry/10.100... http://news.brown.edu/pressreleases/2008/04/martia...